Bài 3: Tìm hiểu mô hình MVC trong Phalcon Framework

Ở bài trước mình đã hướng dẫn các bạn xây dựng project bằng Phalcon Framework, bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn về mô hình MVC trong Phalcon Framework

1.Giới thiêu về mô hình MVC trong Phalcon Framework

Mô hình MVC trong Phalcon Framework là một sự kết hợp của 3 từ viết tắt của Model – View – Controller  , mô hình này giúp tạo lên một mã code hoàn hảo, tăng performance và đặc biệt giúp cho việc bảo trì trở lên đơn giản.
Tính tới thời điểm hiện tại, mô hình được các lập trình viên sử dụng rộng rãi.

Đặc biệt trong lĩnh vực lập trình web với PHP, mô hình này luôn có một vai trò vô cùng quan trọng. Một trong những minh chứng, đó là hầu hết các PHP Framework hiện nay điều được viết theo cấu trúc mô hình MVC. Trong đó, có lẽ không thể không nhắc đến Phalcon. Do đó, việc tìm hiểu sơ lược về cấu trúc hoạt động của mô hình này sẽ là một nền tảng giúp chúng ta dể dàng tiếp cận hơn với Phalcon.

Mô hình MVC trong Phalcon được chia làm ba phần, nếu các bạn đã theo dõi bài trước Xây dựng Project bằng Phalcon. Thì có lẽ bạn cũng đã biết được như thế nào Controller, Model và View. Thực chất nó giúp chúng ta chia nhỏ công việc và quản lý code theo chức năng, nhằm tránh code bị rối và giúp cho việc tiếp nhận cũng như bảo trì hệ thống sau này.
Mô hình MVC trong Phalcon Framework

  1. Model:  Trong mô hình MVC, thông thường sẽ có một thư mục được các lập trình viên đặt tên cho nó là model. Trong thư mục này sẽ chứa  các tập tin, mà các tập tin này có nhiệm vụ thực hiện thao tác xử lý cho cơ sở dữ liệu của ứng dụng.
  2. View: Tương tự model, view chứa các file giao diện  hiển thị dữ liệu tương ứng cho người dùng dưới dưới dạng mã HTML
  3. Controller : thành phần đặc biệt quan trong, nơi chứa các file trung gian, có nhiệm vụ hiểu người dùng muốn gì để sai khiến model trả về dữ liệu và gửi cho view hiển thị ra ngoài giao diện.

2. Mô phỏng quy trình xử lý MVC trong Phalcon Framework

–  Khi bạn xây dựng chức năng tìm kiếm trên trang web, thành phần view chính là giao diện giúp người dùng gửi yêu cầu, người dùng có thể có rất nhiều thao tác hay nói cách khác là tạo ra các sự kiện trên trang web, và lúc này nhiệm vụ của view chính là gửi yêu cầu lên Server xử lý.

–  Khi có thông tin gửi lên từ view, Controller sẽ tiến hành phân tích hành động và quyết định xem hành động đó có phải truy hồi vào Database hay không. Ở đây khi người dùng ấn tìm kiếm, view sẽ gửi một từ khóa lên kèm theo hành động tìm kiếm. Lúc này Controller sẽ gọi vào model để yêu cầu model tìm ra dữ liệu phù hợp tới từ khóa để trả về cho controller. Sau khi nhận được phản hồi từ model, controller sẽ gửi trả về cho View để hiển thi cho người dùng.

Qua bài hôm nay, các bạn đã hiểu về mô hình MVC trong Phalcon Framework rồi chứ. Mình rất muốn đi tiếp về MVC nhưng để hiểu sâu thì các bạn hãy cùng mình tìm hiểu sâu hơn từng phần ở bài tiếp theo nhé.
Hẹn gặp lại!

Hiếu

"Những người điên rồ tới mức nghĩ mình có thể thay đổi được thế giới chính là những người có thể làm được điều đó" _ Steve Job

Subscribe
Notify of
guest

0 Bình Luận
Inline Feedbacks
Xem Tất Cả Bình Luận
error: Content is protected !!
0
Bạn có ý kiến về bài viết, hãy để lại bình luận nhé!x
()
x