cách đọc đồ thị nến nhật

Bài 1 : Cách đọc đồ thị nến candlestick để trade coin (Hướng dẫn trade coin cơ bản)

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách đọc đồ thị nến candlestick để giúp các bạn trade coin dễ dàng hơn. Để có thể vừa học vừa thực hành trade coin thì các bạn cần chuẩn bị 2 bước sau :

  1. Đăng ký sàn giao dịch Binance : https://binance.com
  2. Xem hướng dẫn cách sử dụng sàn Binance : Xem tại đây

Đây là bài viết mở đầu cho chuỗi kiến thức công cụ phân tích kĩ thuật cơ bản đến nâng cao cho người mới bắt đầu tại website kungfuphp.com

Trong bài viết này mình và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa, cách sử dụng của biểu đồ nến trong phân tích kĩ thuật. Nếu như các bạn muốn tham gia vào thị trường trade coin này thì các bạn bắt buộc phải hiểu được đồ thị nến này, nó cực kì quan trọng đối với phân tích kĩ thuật.

Lưu ý là bạn nào muốn nhận những bài viết mới và hữu ích từ website kungfuphp.com thì có thể đăng ký nhận bài viết mới ở thành sidebar bên phải nhé

1. Phân tích kĩ thuật là gì ?

Phân tích kỹ thuật là dự đoán vận động giá cả tương lai dựa trên khảo sát giá trong quá khứ. Như dự báo thời tiết, phân tích kỹ thuật không hoàn toàn chính xác tuyệt đối. Thay vào đó, phân tích kỹ thuật có thể giúp nhà đầu tư dự đoán về khả năng diễn biến giá trong tương lai là gì. Phân tích kỹ thuật sử dụng nhiều dạng biểu đồ liên quan đến giá trong quá khứ.

2. Biểu đồ nến là gì ?

Biểu đồ nến là gì

Có ba dạng đồ thị chính mà chúng ta cần biết đó là :

Line Chart (Đồ thị đường)

đồ thị đường - line chart

Bar Chart (Đồ thị thanh)

Đồ thị thanh - bar chart

Candlestick (Đồ thị nến)

Đồ thị nến - Candlestick chart

Riêng trong phân tích thị trường thì đồ thị nến được sử dụng phổ biến nhất trong thị trường chứng khoán (forex), cryptocurrency.

3. Lịch sử hình thành đồ thị nến

Đồ thị nến Nhật (Candlestick chart) được thương gia người Nhật tên là Homma phát minh và sử dụng từ thế kỷ 18. Thời đó, ông sử dụng nó để phục vụ cho việc kinh doanh lúa gạo của mình.

Munehisa Homma (1724-1803) cũng được biết đến với các tên gọi Sokyu Homma, Sokyu Honma, là một nhà buôn gạo tại vùng Sakata, nước Nhật, người đã từng buôn gạo tại chợ gạo Ojima ở Osaka suốt triều đại Tokugawa Shogunate. Ông thường được coi là cha đẻ của đồ thị nến và thành công trong kinh doanh của ông giúp ông trở thành một võ sĩ đạo danh dự.

Gợi ý : Bạn là người mới và muốn tìm hiểu về Bitcoin nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Click xem ngay Hướng Dẫn Đầu Tư Bitcoin Cho Người Mới nhé!

Cho đến khoảng năm 1710 thì chỉ có gạo vật chất được buôn bán nhưng sau đó một thị trường giao sau đã xuất hiện mà ở đó, những phiếu giao ước giao gạo vào thời điểm trong tương lai bắt đầu được ấn hành. Từ đó, một thị trường thứ cấp cho việc giao dịch theo phiếu giao ước đã xuất hiện mà Munehisa đã phát triển thịnh vượng. Chuyện kể rằng ông đã thiết lập một mạng lưới cá nhân đồn cứ cách nhau khoảng 6 km giữa Sakata và Osaka (cách nhau khoảng 600 Km) để thông thương gạo trên thị trường.

Vào năm 1755, ông đã viết cuốn San-en Kinsen Hiroku (Cội nguồn vàng – kỷ yếu tiền tệ), cuốn sách đầu tiên về tâm lý thị trường. Trong cuốn sách này, ông cho rằng phương diện tâm lý của thị trường rất quan trọng đối với sự thành công trong kinh doanh và những cảm xúc của nhà kinh doanh có ảnh hưởng quan trọng đối với giá gạo. Ông lưu ý rằng điều này có thể được sử dụng để định hướng chính bản thân đối với thị trường khi mà tất cả thị trường đều theo xu hướng đi xuống thì có nguyên nhân vì sao giá gạo tăng lên và ngược lại.

Ông mô tả sự luân chuyển “dương” (Yang: thị trường đầu cơ giá lên) và “âm” (Yin: thị trường đầu cơ giá xuống). Ông đã sử dụng thời tiết và khối lượng giao dịch cũng như giá để mô phỏng các trạng thái giao dịch. Ông được coi là nhà kinh doanh thành công nhất trong lịch sử, tạo dựng khoảng lợi nhuận hơn 100 tỷ USD tính theo giá trị thời nay, trong vài năm đã kiếm được hơn 10 tỷ USD/năm.

3. Giá trong phiên giao dịch là gì ?

Giá trong phiên giao dịch là gì

  • Giá mở cửa : Lá mức giá giao dịch mua, bán đầu tiên trong phiên giao dịch
  • Giá đóng cửa : Là mức giá giao dịch mua, bán cuối cùng trong phiên giao dịch đó là phiên chốt giá. Đây là mức giá có ý nghĩa quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kĩ thuật
  • Giá thấp nhất : Là mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch
  • Giá cao nhất : Là mức giá cao nhất trong phiên giao dịch

Mô hình nến nhật cơ bản

Mình tạm dừng bài viết đầu tiên trong chuỗi seri hướng dẫn trade coin cơ bản tại đây. Trong bài viết này, mình đã giới thiệu sơ về các biểu đồ nến và đặc biệt là mô hình nến nhật được sử dụng phổ biến trong phân tích kĩ thuật cryptocurrency.

Các bạn đón đọc bài tiếp theo nhé !

Bài viết có tư liệu tham khảo từ internet

Từ khóa bài viết : hướng dẫn trade coin cơ bản, mô hình nến nhật, đồ thị đường, đồ thị thanh, đồ thị nến, binance, trade coin

Có ích

hướng dẫn trade coin trên binance toàn tập

Hướng dẫn trade coin trên Binance toàn tập cho người mới

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn trade coin trên Binance cho những bạn …

Subscribe
Notify of
guest

0 Bình Luận
Inline Feedbacks
Xem Tất Cả Bình Luận
0
Bạn có ý kiến về bài viết, hãy để lại bình luận nhé!x
()
x